Ngày nay, với nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao, khách hàng trong ngành thiết kế nội thất dường như không thỏa mãn với các màu sơn và nghệ thuật sơn – trang trí thông thường. Có một giai đoạn, giấy dán tường trang trí với những hoa văn và họa tiết đầy màu sắc đã nổi lên như một sự lựa chọn thú vị để biến những căn phòng trở nên sang trọng và lạ mắt hơn.
Tuy nhiên, sự sáng tạo và đòi hỏi về cái đẹp thì không bao giờ dừng lại, còn những điểm yếu của loại hình dán tường dần dà được lộ ra. Giấy dán tường đem lại sự đa dạng về mẫu mã và màu sắc, nhưng sản phẩm đó không mang lại được hiệu ứng chân thật. Bên cạnh đó còn là những khuyết điểm đáng kể có thể gọi tên như dễ bong tróc, khó lau trùi, tuổi thọ không cao, đặc biệt là khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết tại Việt Nam.
Từ đó, giải pháp sơn hiệu ứng ra đời, như một cách thay thế cao cấp, hạn chế được toàn bộ những khuyết điểm kể trên của giấy dán tường.
Mục lục
Định nghĩa Sơn hiệu ứng
Có thể hiểu đơn giản, sơn hiệu ứng về bản chất giống như sơn nước thông thường, nhưng bao gồm các hoa văn và vân để tạo nên sự kết hợp độc đáo đến bất ngờ giúp cho công trình mang một phong cách riêng.
Sơn hiệu ứng có tính phổ biến cao, không chỉ được ưa chuộng trong các dự án cao cấp, các công trình nhà hàng – quán cafe, các ngôi nhà có kiến trúc độc đáo mà còn xuất hiện không ít tại các dự án chung cư, nhà dân sinh.
Ưu điểm của sơn hiệu ứng
Ban đầu, sơn hiệu ứng ra đời với mục đích hạn chế các khuyết điểm của giấy dán tường, sau đó trở nên được ưa chuộng bởi những ưu điểm sau đây:
- Là điểm nhấn thể hiện gu thẩm mỹ, cá tính của chủ nhân công trình thi công.
- Hiệu quả thẩm mỹ cao.
- Đa dạng về mẫu mã.
- Độ bền cao.
- Khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu Việt Nam.
Các loại sơn hiệu ứng
Trên thị trường hiện nay, có 7 loại sơn hiệu ứng phổ biến được ưa chuộng nhất, bao gồm:
- Sơn hiệu ứng bê tông
- Sơn hiệu ứng đá cẩm thạch
- Sơn hiệu ứng ánh ngọc trai
- Sơn hiệu ứng ánh vàng
- Sơn hiệu ứng cát sa mạc
- Sơn hiệu ứng da cá sấu
- Sơn hiệu ứng vải dệt
Cách thi công sơn hiệu ứng
Hiện nay, có nhiều cách thi công sơn hiệu ứng, dựa trên kinh nghiệm và sự sáng tạo của người thi công. Tuy nhiên, cách đơn giản nhất và không quá phức tạp có thể kể đến với 5 bước sau đây:
Bước 1: Làm sạch bề mặt
Với bước đầu tiên, người thi công thường loại bỏ các chất bám dính trên bề mặt vật liệu và để khô một thời gian ngắn trước khi sơn.
Bước 2: Sơn lót
Tiếp theo, sơn một lớp lót, để khô trong khoảng 4 tiếng rồi mới sơn các lớp sơn tiếp theo.
Bước 3: Thi công lớp sơn hiệu ứng thứ nhất
Tiến hành thi công lớp sơn hiệu ứng thứ nhất rồi để khô trong khoảng từ 6 tới 8 tiếng. Sau đó dùng giấy nhám (với thông số giấy là 180) đánh nhám bề mặt, dùng khăn lau sạch và chuẩn bị thi công lớp sơn hiệu ứng thứ hai.
Bước 4: Thi công lớp sơn hiệu ứng thứ hai
Dùng bay trát 1 lớp mỏng, làm phẳng bề mặt. Để khô trong khoảng từ 4 tới 6 tiếng rồi dùng giấy giám (chỉ số 320/400) để xả nhám bề mặt. Dùng khăn lau sạch và chuẩn bị thi công lớp sơn hiệu ứng thứ ba.
Bước 5: Thi công lớp sơn hiệu ứng thứ ba
Ở bước cuối cùng, dùng bay trát 1 lớp mỏng, vừa trát vừa đánh bóng bề mặt. Để khô trong 4 tiếng và chờ đợi chiêm ngưỡng thành quả khi sơn khô.