Với những đất nước nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới có mùa hè nóng như ở Việt Nam, thì vào những hôm nắng nóng nhiệt độ có thể lên rất cao từ 40-50°C. Ngoài việc bạn có thể sử dụng điều hòa thì việc chống nóng cho tường cũng rất quan trọng, điều này sẽ giúp nhà bạn đỡ nóng hơn rất nhiều từ đó giảm lượng điện năng tiêu thụ. Vì vậy sử dụng sơn chống nóng là biện pháp khá hiệu quả, vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Sơn chống nóng là gì?
Sơn chống nóng (hay còn gọi là sơn cách nhiệt) là loại sơn mà trong thành phần của nó có các chất tạo màng có khả năng cách nhiệt và phản xạ lại với ánh sáng mặt trời. Loại sơn này thường được sơn trên các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời như: mái tôn, bề mặt tường, sân thượng… Những bề mặt hay tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời đều có thể sử dụng nó. Giúp giảm bớt nhiệt cho ngôi nhà của bạn.
Trên thị trường hiện nay có các dòng sản phẩm sơn cách nhiệt không màu cách nhiệt, sơn nano cách nhiệt, sơn cách nhiệt cho tường sơn cách nhiệt cho bề mặt kim loại, sàn mái bê tông, tường ngoài,…giúp tăng cường khả năng chống nóng và chống thấm.
Đặc tính của sơn chống nóng
Sơn chống nóng có một số đặc tính nổi bật sau:
- Khả năng kháng nước: sơn không bị bong tróc hay bị nứt sau 96 giờ ngâm trong nước.
- Khả năng kháng kiềm: màng sơn không bị rạn, rộp sau khi ngâm 48 giờ trong dung dịch Canxi hyđroxit.
- Khả năng chịu nhiệt: sau khi chịu tác động của nhiệt độ ở mức 60°C trong 24 giờ, ngâm mẫu thử ngay vào trong nước ở nhiệt độ 23°C, màng sơn không bị bong tróc, rạn nứt. Sau khi chịu tác động của nhiệt độ trong 24 giờ ở mức nhiệt 60°C và ổn định 1 giờ ở nhiệt độ phòng, thử bền bằng cách uốn qua trục 12mm, kết quả màng sơn không bị nứt vỡ.
Sử dụng sơn chống nóng có thật sự hiệu quả
Sơn chống nóng là loại sơn được xuất hiện tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây do thời tiết nước ta đột ngột dần thay đổi theo một số yếu tố khách quan. Làm cho khí hậu một ngày càng nóng hơn gây ra những thiệt hại xung quanh chúng ta. Nên việc sử dụng sơn chống nóng có hiệu quả không là điều mà rất nhiều người đang quan tâm. Bởi lẽ mỗi loại sơn chống nóng có lời quảng cáo, giảm 13-26 độ C vô cùng hấp dẫn những người quan tâm nhưng theo đó thì giá thành cũng không kém phần đắt đỏ.
Trên thực tế, hiệu quả của sơn chống nóng phụ thuộc nhiều vào độ dày của lớp sơn. Độ dày càng cao, hiệu quả càng tăng. Vì vậy nhiệt độ sẽ giảm xuống. Tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của các bề mặt. Các bề mặt càng thấp thì càng cảm nhận rõ hiệu quả của sơn.
Cách sử dụng sơn chống nóng
Công dụng của sơn chống nóng tuy là vậy, nhưng để phát huy hết tác dụng của sơn chống nóng, còn tùy thuộc vào cách sử dụng sơn chống nóng nữa.
Sau đây là cách sử dụng sơn chống nóng hiệu quả cao:
- Công nghệ sơn cách nhiệt cũ: Loại này có cách nhiệt nhưng hiệu quả không cao. Nhược điểm đó là khó sử dụng vì nó dễ phân lớp. Người sử dụng phải khuấy rất khó mới có thể trộn đều sơn lại. Nó gây khó khăn trong quá trình thi công đó là quét nặng tay, dễ tắc máy khi phun sơn.
- Công nghệ tiên tiến: Khi sử dụng công nghệ sơn chống nóng tiên tiến thì hiệu quả cách nhiệt cao hơn hẳn, không dễ dàng phân lớp, khi thi công thì chỉ cần khuấy nhẹ tay sau đó quét bằng cọ, lăn hay phun đều dễ dàng.
Ưu điểm khi dùng sơn chống nóng
Một vài ưu điểm khi dùng sơn chống nóng có thể kể đến như sau:
- Giá thành rẻ mà không phải tốn chi phí để duy trì.
- Tính hiệu quả cao, nhiệt độ của căn nhà giảm rõ rệt.
- Sơn có nhiều tính năng ưu trội như có khả năng kháng được hoá chất và kháng nước cao, bảo vệ công trình và vật dụng nhà bạn khỏi bị tác động của thời tiết và môi trường.
Quy trình thi công sơn chống nóng
Để thi công loại sơn này ta làm như các loại sơn nước thông thường khác. Thợ thi công hoặc người thi công sơn chống nóng chỉ cần chú ý những điểm khác biệt với quy trình thi công sơn nước sau là đạt chuẩn:
- Vệ sinh bề mặt sạch sẽ, khô ráo trước khi sơn.
- Sử dụng rulo lăn sơn
- Sử dụng sung phung sơn
- Sử dụng cọ quét sơn hay chổi quét sơn
Nếu ta sử dụng sơn chống nóng lên các bề mặt kim loại như mái tôn… thì hãy chú ý:
- Xử lý thật sạch bề mặt
- Nếu là bề mặt kim loại cũ đã bị rỉ sét cần phải sử dụng chất tẩy gỉ để tẩy sạch rỉ sét và sơn thêm 1 lớp sơn chống gỉ lên bề mặt trước khi sơn chống nóng.
Nếu sơn lên bê tông, xi măng, tường… thì bắt buộc phải sử dụng 1 lớp sơn lót kháng kiềm hoặc 1 lớp sơn chống thấm trước.
Lưu ý khi chọn mua sơn chống nóng
Một vài lưu ý dành cho bạn khi chọn mua sơn chống nóng:
- Hiệu quả giảm nhiệt độ là tính năng quan trọng nhất.
- Bạn nên chú ý tới chi phí sử dụng trên diện tích chứ không phải giá của các loại sơn. Nhiều loại giá cao nhưng chi phí sử dụng trên diện tích lại rẻ hơn so với các loại sơn có giá thành thấp hơn.
- Tính tiện lợi dễ sử dụng của sơn cũng cần phải lưu ý. Những khó khăn khi thi công sẽ khiến cho bạn tốn thêm thời gian hay chi phí phụ rất nhiều.
Xin cảm ơn anh/chị.