Ngoại trừ các kiến trúc sư, các nhân công kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây dựng, thì không nhiều người có thể nhận biết rõ ràng về sự khác nhau giữa các dòng sơn giả chất liệu với sơn hiệu ứng mỹ thuật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp mọi người có thể tiếp nhận thêm thông tin nhằm phân biệt dễ dàng hai dòng sơn này.
Sơn giả chất liệu
Định nghĩa
Sơn giả chất liệu là dòng sơn có thể làm giả những chất liệu mà ta bắt gặp trong đời sống hàng ngày. Thành phần trong sơn cung cấp một lớp phủ bề mặt, có độ bám dính (độ bền) cao. Điều này giúp các thợ thuyền thoải mái tạo ra các tác phẩm bằng kỹ năng dùng tay cũng như kinh nghiệm của họ trên từng đường vân, mảng màu hay họa tiết. Sơn giả chất liệu có ưu điểm là có thể thi công trên nhiều bề mặt, trên đa chất liệu như tường, sắt, thép, inox…
Phân loại
Những loại sơn giả chất liệu thường bắt gặp có thể kể đến như:
- Sơn giả vân gỗ
- Sơn giả đá hoa cương: trong sơn có những hạt đá tự nhiên nhiều màu sắc được nghiền mịn ra, tạo nên những tấm đá hoa cương giả với độ bóng mịn như thật
- Sơn giả đá cẩm thạch: có độ sáng bóng mịn như đá đã lên nước và được mài giũa
- Sơn giả đá khò
Sơn hiệu ứng mỹ thuật
Định nghĩa
Sơn hiệu ứng mỹ thuật thể hiện sự biến đổi màu mang tính hệ thống của các màu sơn trong một tông màu cụ thể, các màu sơn đơn lẻ được hòa trộn và chồng lên nhau tạo ra các cung bậc màu sắc lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, màu sơn không phân bố đều trên mặt tường, hiển thị trước mỗi người xem là khác nhau, phụ thuộc vào ánh sáng và góc nhìn.
Phân loại
- Sơn hiệu ứng giả gỗ: sự kết hợp rất nhiều dòng sơn cho từng công đoạn khác nhau tạo ra bề mặt sơn cổ kính, sang trọng nhưng không hề cũ kỹ, rách nát
- Sơn hiệu ứng giả bê tông: có thể kể tới sơn hiệu ứng bê tông Ý ánh kim (sơn bê tông nhẵn mịn kết hợp sơn ánh kim, cho người xem có cảm giác như trong lớp vữa bê tông có những hạt vàng cám liti lấp lánh) và sơn hiệu ứng bê tông Gold Ý (sơn bê tông nhám kết hợp sơn ánh kim, cho người xem có cảm giác như dưới lớp vữa bê tông có những thỏi vàng ròng lấp lánh)
- Sơn hiệu ứng Ombre: trong sơn có những hạt kim tuyến ngũ sắc, là sự chuyển màu sắc tương đồng (gradient) hoặc tương phản mang tính quy luật của màu sắc
- Sơn hiệu ứng ánh kim: thành phần có những hạt li ti ánh kim loại (ánh vàng, ánh kim cương) như những hạt vàng cám trong đất lấp lánh dưới ánh sáng.
- Sơn hiệu ứng pha lê: sơn cơ bản có nhiều điểm giống sơn ánh kim (ánh kim cương) nhưng các hạt sơn lại trong suốt và chồng lên nhau, tạo ra tầng tầng lớp lớp trước sau lấp lánh ánh sáng mờ ảo
- Sơn hiệu ứng vải lanh: tạo ra các đường vuông góc đan lên nhau như một tấm vải lớn trải phẳng trên bức tường
- Sơn hiệu ứng cát sa mạc: thành phần có những hạt cát vàng hoặc trắng lấp lánh, tạo cảm giác như những đồi cát ở sa mạc nối nhấp nhô dài vô tận
- Sơn hiệu ứng Velvet: đây là loại sơn cực kỳ đặc biệt vì các mảng màu trong cùng một màu tự chuyển sắc độ màu tùy thuộc vào vị trí người đứng xem
- Sơn hiệu ứng nứt: tạo ra các vết nứt giả, lớn nhỏ không đều
- Sơn hiệu ứng rỉ sét: vừa có chức năng giả được chất sắt rỉ tự nhiên như thật, vừa có chức năng tạo được hiệu ứng trong sắt rỉ có những hạt vàng cám (gold) lẫn vào nhưng không hòa tan vào nhau